Giỏ hàng

Hoạch định sơ đồ mặt bằng nhà xưởng

HOẠCH ĐỊNH SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CHO NHÀ XƯỞNG (PLANT LAYOUT)

Lập sơ đồ mặt bằng nhà xưởng hiểu một cách đơn giản chính là việc hoạch định, phân bổ không gian cùng cách sắp xếp máy, thiết bị sao cho tối ưu chi phí vận hành.

Hoạch định mặt bằng nhà xưởng là một quyết định quan trọng vì nó mang tính lâu dài. Mỗi thay đổi nhỏ đều khiến lãng phí nhân lực, thời gian và chi phí tài chính. Một mặt bằng nhà xưởng lý tưởng phải mang lại mối quan hệ tối ưu giữa sản lượng đầu ra, diện tích mặt bằng nhà xưởng sẵn có và quy trình sản xuất. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, giảm thiểu các lãng phí trong sản xuất như di chuyển, vận chuyển nội bộ, tắc nghẽn gây ra thời gian chờ đợi…và thúc đẩy hiệu quả việc sử dụng nguồn nhân lực, mang lại sự thuận tiện, an toàn và thoải mái cho CBCNV, dễ dàng giám sát và kiểm soát quá trình sản xuất cũng như linh hoạt trong khả năng mở rộng, v.v.

Mục tiêu của việc hoạch định sơ đồ mặt bằng nhà xưởng

  • Sử dụng hợp lí và hiệu quả không gian cũng như diện tích mặt sàn nhà xưởng sẵn có;
  • Đảm bảo không có thời gian “chết” do chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất;
  • Sử dụng tối đa năng lực sản xuất;
  • Tổng quãng đường đi của nguyên vật liệu, bán thành phẩm là ngắn nhất;
  • Sử dụng lao động hiệu quả;
  • Mang lại sự an toàn, sức khỏe, thoải mái và hài lòng cho người lao động;
  • Giúp tinh thần CBCNV được nâng cao;
  • Dễ dàng giám sát và kiểm soát quá trình hoạt động;
  • Thuận tiện cho việc bảo trì, bảo hành;
  • Giúp nâng cao năng suất và chất lượng;

Các loại hình sơ đồ mặt bằng

Với các đơn vị sản xuất, gia công chế biến thì sơ đồ mặt nhà xưởng được chia thành 4 loại:

  • Theo sản phẩm hoặc dòng chảy công nghệ

Theo hình thức này thì máy móc thiết bị được sắp xếp theo các bước của quy trình sản xuất một cách tuần tự, nối tiếp nhau. Đầu ra của công đoạn này chính là đầu vào của công đoạn tiếp theo. Dòng chảy nguyên vật liệu, bán thành phẩm là liên tục theo 1 đường không có sự quay đầu hoặc rẽ nhanh.

Ví dụ: có 2 dây chuyền để sản xuất ra 2 sản phẩm A và B như sau:

  • Theo quy trình hoặc chức năng

Theo mô hình này thì các máy tương tự hoặc có cùng chức năng sẽ được sắp xếp tại cùng 1 khu vực. Với cách sắp xếp này sẽ chia các bộ phận theo chức năng của máy như bộ phận cắt, bộ phận hàn… Với cách sắp xếp này thì thường tối đa được công suất sử dụng máy.

Vẫn với ví dụ trên thì cách bố trí sẽ như sau:

  • Cố định vị trí

Với hình thức này thì sản phẩm chính được sản xuất tại một vị trí cố định. Tất cả nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc thiết bị được sắp xếp quanh trung tâm làm việc này. Hình thức này đặc biệt cho ngành công nghiệp đóng tàu.

Ưu và nhược điểm của từng loại mô hình

Loại mô hình

Ưu điểm

Nhược điểm

Theo sản phẩm

  • Dòng chảy NVL, bán thành phẩm là đường thẳng, không bị quay đầu nên tiết giảm được chi phí luân chuyển.
  • Hoạt động nhịp nhàng, ít khi bị gián đoạn.
  • Một dòng liên tục.
  • Giảm tồn kho NVL và bán thành phẩm.
  • Sử dụng tối ưu diện tích mặt sàn
  • Dễ dàng kiểm soát.
  • Năng suất cao.
  • Giảm chi phí sản xuất.
  • Chi phí đầu tư máy móc thiết bị cao dẫn tới giá thành sản xuất bị đội lên.
  • Chỉ cần 1 máy (1 công đoạn) có vấn đề sẽ dẫn tới cả dây chuyền bị ngưng trệ lãng phí nhân lực và thời gian.
  • Tính chuyển đổi không nhanh, ít linh hoạt khi có yêu cầu thay đổi đặc biệt cho 1 loại sản phẩm truyền thống nào đó.
  • Chỉ thích hợp với sản xuất cả loạt và ít chủng loại.

Theo quy trình (chức năng)

  • Chi phí đầu tư máy móc thiết bị thấp, hiệu suất sử dụng máy cao.
  • Khả năng chuyển đổi nhanh cao hơn khi có yêu cầu thay đổi sản phẩm.
  • Khi 1 máy trục trặc sẽ ít ảnh hưởng tới cả dây chuyền.
  • Việc giám sát cho từng công đoạn cũng hiệu quả hơn.
  • Khả năng mở rộng cao.
  • Đường luân chuyển NVL, bán thành phẩm dài ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
  • Dễ gặp điểm nghẽn gây ra thời gian chờ đợi hoặc ùn ứ.
  • Chi phí tồn kho NVL, bán thành phẩm tăng cao.
  • Chi phí giám sát cao.
  • Chỉ thích hợp với sản xuất đơn chiếc, nhiều chủng loại, số lượng ít.

Cố định

  • Việc di chuyển giữa các công đoạn được thu ngắn.
  • Sơ đồ mặt bằng linh hoạt theo yêu cầu thiết kế công việc và trình tự các bước công việc dễ dàng được kết hợp.
  • Tính linh hoạt cao khi có sự thiếu hụt về NVL hoặc nhân lực bằng cách thay đổi trình tự công đoạn.
  • Thời gian sản xuất dài, đầu tư tốn kém.
  • Không gian làm việc lớn.
  • Một số công đoạn được thực hiện cùng lúc dễ dẫn tới nhầm lẫn, khó kiểm soát.
  • Thường chỉ thích hợp với các sản phẩm công nghiệp nặng như tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…