Giỏ hàng

Mẹo khi mua ván sàn gỗ công nghiệp

ĐỂ LỰA CHỌN ĐÚNG LOẠI VÁN SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

Với đà tăng trưởng của ngành xây dựng thì nhu cầu sử dụng ván sàn gỗ để thay thế cho gạch men truyền thống đặc biệt ở các dự án chung cư và nhà ở cao tầng cũng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, các bài viết về ván sàn còn rất hạn chế. Chúng tôi hy vọng với bài viết này độc giả sẽ có thêm được kiến thức tối thiểu về ván sàn qua đó có được sự lựa chọn đúng đắn cho ngôi nhà của mình trong ma trận ván sàn.

Với sự phát triển của công nghệ thì ván sàn hiện nay có rất nhiều loại như:

  • Ván sàn gỗ tự nhiên (solid wood flooring)
  • Ván sàn kĩ thuật (engineering flooring)
  • Ván sàn gỗ nhựa (WPC - wood plastic composite)
  • Ván sàn nhựa SPC (Stone plastic composite)
  • Ván sàn gỗ công nghiệp (Laminate flooring).

Mỗi loại ván sàn đều có ưu và nhược điểm khác nhau và lần lượt chúng tôi sẽ nói về từng loại sản phẩm. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới những khái niệm cơ bản nhất của ván sàn gỗ công nghiệp (Laminate flooring) - loại chiếm tới 90% sản phẩm đang lưu thông hiện nay trên thị trường.

1. Cấu trúc của ván sàn gỗ công nghiệp (Laminate flooring).

  • Trên cùng là lớp bảo vệ bề mặt chống xước. Thông thường lớp màng mỏng này được sản xuất từ oxit nhôm tuy nhiên cũng có hãng làm từ nano phân tử bạc nhằm bổ sung thêm tính năng kháng khuẩn.
  • Lớp thứ 2 là lớp giấy décor trên đó được in hoa văn, họa tiết, vân gỗ theo yêu cầu của khách hàng.
  • Lớp cốt nền (core layer) là lớp gỗ công nghiệp và thường là HDF.
  • Lớp cuối cùng lại là 1 lớp giấy để cân bằng với 2 lớp trên mặt tránh cho ván bị biến dạng, cong mo và ngăn ẩm xâm nhập từ sàn nhà.

2. Ý nghĩa các kí hiệu trên bao bì.

2.1 Độ mài mòn AC:

2.2 Class:

Vào cuối những năm 1990, EU đã đưa ra tiêu chuẩn EN 13329, quy định cụ thể các yêu cầu về đặc tính và phương pháp thử đối với ván sàn gỗ công nghiệp. Trong đó bao gồm một hệ thống phân loại, dựa trên tiêu chuẩn EN 685, chỉ ra trong những lĩnh vực nào và điều kiện nào sàn gỗ có thể được sử dụng. Trong khi chữ số đầu tiên quy định về môi trường chung (2: gia đình, 3: thương mại, 4: công nghiệp), chữ số thứ hai tiếp tục chia nhỏ việc sử dụng này thành 'nhẹ'  (1), 'vừa phải' (2), 'nặng' (3) và (4) là cho khu vực chuyên biệt hoặc cường độ mài mòn lớn.

Ví dụ: Class 23 là phù hợp cho gia đình có đông thành viên. Class 34 là phù hợp cho trung tâm thương mại.

3. Những vấn đề cần lưu ý khi mua ván sàn gỗ công nghiệp.

  • Thương hiệu: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau từ các sản phẩm nhập khẩu của các hãng nổi tiếng của Châu Âu như Krono, Quick Step, … đến châu Á như Dongwha của Hàn quốc, Inovar của Malaysia, Thailand… cho đến hàng sản xuất tại Việt Nam. Hãy lựa chọn các thương hiệu có địa chỉ sản xuất rõ ràng và cũng đừng quá chạy theo thương hiệu và giá cả.
  • Lớp gỗ cốt nền: Do đặc tính của sàn nhà là chịu lực nên thường phải dùng gỗ HDF - có tỷ trọng từ 800kgs/m3 trở lên. Tỷ trọng càng cao thường chất lượng càng tốt và nên là khoảng 900kgs/m3. Muốn tính tỷ trọng gần đúng hãy cân 1 thanh ván sàn lên sau đó chia cho thể tích của thanh.
  • Chống ẩm: Rất ít khách hàng có thể phân biệt được điều này nên cứ nhìn thấy hoặc yêu cầu lõi gỗ màu xanh là yên tâm về chống ẩm và điều này chính là mảnh đất màu mỡ để người bán khai thác. Đầu tiên chúng ta phải xác định là gỗ công nghiệp (ở đây tôi đang nói về ván sợi MDF, HDF) không thể chống được ẩm hoàn toàn mà chỉ là kháng ẩm ở 1 chừng mực nhất định và nếu đi quá mức độ đó sẽ bị hư hại, loại bỏ. Có rất nhiều cấp độ kháng ẩm như MR (Moisture Resistant); MMR (Medium Moisture Resistant); HMR (High Moisture Resistant); V313 và tất cả đều màu xanh. Vậy làm thế nào để biết đâu là MR, HMR, MMR hay V313? Nếu có thể hãy yêu cầu người bán cung cấp Data sheet (thông số kĩ thuật) hoặc C/Q (chứng nhận chất lượng) từ nhà sản xuất để tham khảo.
  • Độ mài mòn: Tác giả bài viết đã từng chứng kiến trên bao bì 1 nhãn hàng in AC7 trong khi chỉ có từ AC1 đến AC5. Có thể thấy AC3 là đã đủ cho gia đình đông người. Đừng móc túi để trả thêm tiền cho những thứ không cần thiết.
  • Class: Với gia đình ít người nên chọn Class 21, đông người nên chọn Class 23.
  • Hèm khóa: Đây chính là chi tiết rất quan trọng, nếu không phải là hèm khóa bản quyền sẽ dẫn tới lỏng, xộc xệch, phát ra tiếng động cho sàn nhà. Nếu trên bao bì có ghi Uniclick hãy tra trên website

https://www.unilintechnologies.com/en/licensees để biết là hàng thật hay nhái.

  • Grove V: nếu 2 thanh ván sàn ghép vào nhau có 1 rãnh nhỏ hình chữ V chạy dọc theo vết ghép thì đó là Grove V. Chi tiết này có rất nhiều công dụng như thẩm mĩ hơn, cảm nhận thích thú hơn khi đi chân trần, và cho người ta cảm giác bằng phẳng trong trường hợp nền nhà không phẳng và chống sự ảnh hưởng của biến dạng gỗ. Tuy nhiên rãnh V sẽ chính là nơi chứa bụi và rất khó làm sạch. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
  • Độ phát thải khí formadehyde E/Carb: Đây là chi tiết rất quan trọng nhưng rất ít được quan tâm. Tất cả đều biết khí Formadehyde không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Với thương hiệu uy tín hãy chọn loại E1 (tiêu chuẩn EU) hoặc Carb P2 (tiêu chuẩn USA) để đảm bảo an toàn cho gia đình. Nếu không hãy cầm lên ngửi, nếu thấy hắc và cay mắt mũi hãy tránh xa.

HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI!