Giỏ hàng

UỐN CONG LAMINATE (HPL)

Trước đến nay chúng ta thường chỉ hình dung tấm vật liệu Laminate (HPL) được dán trên bề mặt phẳng của 1 tấm ván gỗ công nghiệp và xung quanh các cạnh được dán nẹp Laminate hoặc nhựa (ABS, PVC…) có màu tương đồng.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì Laminate có thể được dán trên các bề mặt cong hoặc thậm chí dán tràn xuống phủ cả các cạnh của tấm gỗ để tạo nên 1 chi tiết không vết nối vừa tăng tính thẩm mĩ vừa ngăn ngừa ẩm và nước xâm nhập làm hư hại tấm ván gỗ cốt nền.

1. Có bao nhiêu cách uốn cong tấm Laminate (HPL)

Có 2 cách thông dụng để tạo cong bề mặt tấm Laminate là Cold-forming và Post-forming. Tùy theo từng cách và độ dày của tấm Laminate sẽ ảnh hưởng tới mức độ cong mong muốn.

  • Cold-forming: Đôi khi chúng ta muốn 1 quầy lễ tân có hình cong móng ngựa, một chân bàn trà hình trụ …dán bề mặt bởi Laminate. Trong trường hợp này, tấm vật liệu cốt nền cần được uốn cong trước theo hình dạng mong muốn và Laminate chỉ đơn giản là được dán lên tấm cốt nền bằng keo và được gia cố (có thể dùng dây buộc xung quanh) tránh Laminate đàn hồi trở lại cho đến khi keo khô hoàn toàn. Cách làm này đơn giản, không cần máy móc thiết bị bổ trợ nhưng chỉ phù hợp với các đường cong có bán kính nhỏ nhất từ 150mm trở lên.

  • Post-forming: Thuật ngữ “Post-forming” ra đời để mô tả quá trình uốn cong tấm Laminate tạo thành các hình thù lồi lõm đơn giản nhưng vẫn giữ được các đặc tính ban đầu của vật liệu. 
  • Các bề mặt cong mà không có mối nối thường có tính thẩm mĩ cao hơn so với các cạnh sắc và loại bỏ được sự tích tụ bụi bẩn cùng hơi ẩm tại các đường nối đó.
  • Độ dày tấm vật liệu Laminate đóng vai trò quan trọng trong khả năng tạo hình. Thường các tấm mỏng sẽ có khả năng tạo hình cong với các bán kính nhỏ hơn các tấm dày.

2. Lưu ý trong quá trình Post-forming

  • Nguyên tắc của Post-forming đó chính là dùng nhiệt để làm nóng tấm Laminate tại khu vực sẽ tạo hình nhưng không được vượt quá 1900C để tránh bị phồng rộp. Có nhiều cách để gia nhiệt nhưng điều kiện tiên quyết là nhiệt độ phải đạt ngưỡng trong thời gian nhanh nhất.
  • Với các loại Laminate phổ thông thì thông thường khoảng nhiệt độ từ 1630C đến 1770C. Với loại Laminate chống cháy thì dải nhiệt áp dụng thường từ 1700C đến 1800C.
  • Có nhiều cách để tạo hình từ gia nhiệt để đồ gá tự chế đến máy hiện đại có thể gia công với tốc độ lên tới 15m / phút. Cho dù với cách nào thì cũng cần kiểm soát quá trình gia nhiệt 1 cách cẩn thận và tỉ mỉ tránh nứt vỡ do không đủ nhiệt hoặc phồng rộp do quá nhiệt.

3. Video tham khảo

  • Thủ công hoàn toàn

https://www.youtube.com/watch?v=nM73jNHY5A0

  • Máy thô sơ bán tự động

https://www.youtube.com/watch?v=YeX8sKFoJ9E

  • Máy hiện đại

https://www.youtube.com/watch?v=cr8vVcOODjs