VÁN SÀN KĨ THUẬT (Engineering flooring)
Đâu đó hẳn các bạn đã từng nghe về cụm từ “Ván sàn kĩ thuật”, vậy ván sàn kĩ thuật là gì và lí do tại sao đây là loại ván sàn mà chúng ta nên cân nhắc lựa chọn.
1. Vậy ván sàn ki thuật là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản nhất thì ván sàn kĩ thuật bao gồm 2 thành phần chính là 1 lớp gỗ cứng mỏng trên bề mặt được kết dính với 1 lớp đế bằng ván dán (plywood). Như vậy có thể nói ván sàn kĩ thuật có cấu trúc giống như ván dán (plywood) và khác hoàn toàn so với ván sàn gỗ công nghiệp được sản xuất từ ván sợi tỷ trọng cao (HDF) phủ bề mặt mới giấy décor.
Lớp gỗ cứng mỏng trên bề mặt có thể có độ dày bất kì và tất nhiên càng dày thì ván càng tốt, tuổi thọ mài mòn càng lớn và chi phí sẽ càng cao.
Thành phần thứ 2 được gọi là lớp đế hay lớp lõi đóng vai trò rất quan trọng trong tổng thể tấm ván sàn. Lớp đế từ vật liệu tốt sẽ giúp tấm ván ổn định, tránh biến dạng cong vênh, co ngót do tác động của nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
Độ dày của tấm ván sàn thường được kí hiệu là EG a/b mm trong đó a mm là độ dày tổng thể và b mm là độ dày của lớp gỗ cứng mỏng bề mặt. Ví dụ: EG 18/5mm thì độ dày của ván sàn là 18mm và độ dày của lớp gỗ cứng bề mặt là 5mm.
2. So sánh với ván sàn gỗ tự nhiên:
- Cấu trúc: Nếu như sàn gỗ tự nhiên được làm nguyên bản từ 1 khối gỗ thì sàn kĩ thuật cũng có lớp bề mặt từ gỗ tự nhiên nhưng được kếp hợp cùng lớp ván dán nhằm tăng sự ổn định, tránh biến dạng.
- Kích thước: Trong khi ván sàn gỗ tự nhiên thường có bản rộng tối đa là 13cm và chiều dài là 210cm thì ván sàn kĩ thuật có thể có bản rộng lên tới 40cm cùng chiều dài là 265cm.
- Thẩm mỹ: Không có sự khác biệt vì bề mặt luôn là gỗ cứng tự nhiên theo đúng yêu cầu.
- Cảm giác: Không có sự khác biệt vì lớp bề mặt cùng 1 loại vật liệu theo yêu cầu.
- Chi phí: Nếu như toàn bộ thể tích tấm ván sàn gỗ tự nhiên có giá thành rất cao thì với ván sàn kĩ thuật chỉ là 1 lớp mỏng trên cùng.
- Môi trường: Với yêu cầu bảo vệ và cấm khai thác rừng bừa bãi thì sử dụng ván sàn kĩ thuật chính là 1 cách để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.